Home
Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây
KĨ thuật trồng và chăm sóc cây Cau Vàng
KĨ thuật trồng và chăm sóc cây Cau Vàng
Cau Vàng là loài cây thân bụi, do đặc điểm thân màu vàng nên thường được gọi là cây Cau Vàng, ngoài ra còn được gọi với cái tên Cau đẻ , Dừa nước. Cây có độ bền cao dễ trồng dễ chăm sóc, có thể trồng trong mọi điều kiện thời tiết.
Ý nghĩa phong thủy của cây Cau Vàng
Là cây thuộc họ tre trúc nên Cau Vàng mang tính phong thủy, nó thể hiện sự thanh thoát, thẳng thắn, mang màu sắc quý phái. Khi trồng tại nhà mang đến cho gia chủ sự quyền uy, thịnh vượng.
Chỉ cao khoảng từ 1m3 đến khoảng 1m6 tính cả chậu, Cau vàng là giống cây có tốc độ sinh trưởng trung bình, giữ dáng lâu và có sức sống rất mạnh mẽ. Cây có thể sống tốt trong điều kiện ngoài trời, ít sâu bệnh và không cần quá nhiều nước.
Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây Cau Vàng
Đất trồng cây Cau Vàng
Đất trồng cây xanh luôn rất quan trọng, nó là nguồn sống của cây, nên việc lựa chọn loại đất phù hợp sẽ giúp cây phát triển tốt. Cây Cau Vàng thích hợp nhất là phảo tơi xốp, thoát nước tốt, chứa nhiều chất mùn. Đối với những loại đất phèn, đất sét, đất pha nhiều cát đều không thích hợp.
Bón lót trước khi trồng và trồng nông, lấp đất không quá sâu, không nèn chặt đất, điều đó làm cho cây không sinh trưởng tốt, ra nhánh kém. Khi trồng xong cần tưới nước giữ ẩm cho cây mỗi ngày 1 lần, cần tránh sũng nước khiến cây bị úng nước, duy trì trong thời gian 10-15 ngày để cây bén rễ vào đất.
Điều kiện chăm sóc
Đây là loại cây cần nước để sinh trưởng và đẻ nhánh, do vậy gia chủ thường xuyên tưới nước, tránh để khô hạn kéo dài. Về mùa đông, gia chủ nên chủ động để những chậu Cau Vàng ra ngoài nơi có nhiều ánh nắng để cây có đủ ánh sáng để phát triển.
Bà con cũng nên thường xuyên bón phân hữu cơ cho cây, vì đây là một trong những giống cây trồng ưa màu mỡ. Khi được bón phân đầy đủ, lá cây sẽ rất xanh và dày.
Phòng bệnh cho cây
Dọn cỏ, và để đất tơi xốp, phân bón đầy đủ cây rất ít khi bị bị bệnh. Tuy nhiên, việc cây trồng bị bệnh cũng rất khó tránh, và thường Cau Vàng hay bị bệnh khô lá. Nếu gặp trường hợp này có thể phun dung dịch đặc trị mua tại các cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật. Ngoài ra cây cũng có thể bị bệnh nhện đỏ, côn trùng vỏ cứng.
Do phát triển trong điều kiện ẩm ướt, nên các loại nấm phát triển rất khó tránh, dẫn tới hư hại cho thân và lá của cây bằng những biểu hiện đen và nâu đỏ trên lá hoặc thân. Gặp tình trạng này, bà con khách hàng nên ngừng việc tưới nước cho cây, đem cây ra phơi trời nắng, phun thuốc diệt nấm kịp thời để bảo vệ cây.
Ngoài ra khi trồng và chăm sóc cây Cau Vàng, gia chủ cùng cần phải quan tâm đến nhiệt độ thích hợp để cây sinh trưởng, cụ thể: Cây sinh trưởng tốt nhất ở điều kiện nhiệt độ khoảng từ 18-23 độ C, dưới 10 độ cây sẽ ngừng sinh trưởng, và dưới 5 độ cây sẽ không thể chịu được. Và cao nhất khoảng 35 độ C, do vậy vào mùa hè bà con cần đưa cây vào những nơi có bóng mát.
Đây là cây xanh không những có ý nghĩa về phong thủy, Cau Vàng còn khả năng hấp lọc không khí trong nhà trở nên trong lành hơn… Do vậy, Cau Vàng thược được chọn làm tiểu cảnh, trồng ở sân vườn nhà của nhiều gia chủ.
Có thể bà con quan tâm
Bài viết liên quan
- Cách trồng và chăm sóc cây Dạ Yến Thảo cho ra nhiều hoa
- Phương pháp nhân giống, chăm sóc cây Tùng La Hán
- Cây Đế Vương Xanh phù hợp người mệnh nào, và trồng nó ra sao ?
- Bật mí cách chăm sóc cây Lan ý giúp cây phát triển tốt ở điều kiện trong nhà
- Trồng và chăm sóc Cây Bàng Singapore như thế nào ?
- Hướng dẫn những bước trồng cây xanh đô thị đúng kĩ thuật
- Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây Mận – cây nên có trong vườn nhà
- Cách trồng cây sả: vừa làm cảnh, vừa đuổi muỗi
- Làm sao để trồng cây hoa (bông) giấy ra hoa quanh năm