Home
Cây Bon Sai
Phụ liệu cho kiểng Bonsai
Phụ liệu cho kiểng Bonsai
Trong Bonsai, các phụ kiện được thêm vào không chỉ ngoài việc là làm tô điểm thêm nét thẩm mỹ và che đi một số khiếm khuyết cho cây mà ngay cả trong tiểu cảnh, các phụ kiện nhiều khi còn làm tăng giá trị của ý nghĩa tiểu cảnh rất nhiều.
Rêu là phụ liệu cho kiểng Bonsai, tạo một mảng xanh như cỏ trên mặt đất, làm tăng vẻ tự nhiên, vẻ đẹp và già cỗi của cây Bonsai. Có nhiều loài rêu có màu sắc khác nhau từ vàng nhạt đến lục tươi. kích thước và chiều cao cũng khác nhau. Rêu mềm và màu tươi là thích hợp nhất cho Bonsai.
Có thể gỡ từng mảng rêu trên đất, trên đá hoặc trên tường cũ (gạch, ximăng )rồi ép sát lên mặt đất trong chậu,hoặc để rêu cho khô rồi “gieo” bằng cách bóp vụn cho rơi trên mặt đất chậu. Trước khi “gieo” nên tưới nước lên chậu cho thật ướt. Sau khi “gieo” nên nên phủ mặt đất bằng một tấm nilông trong để giữ ẩm. Sau khoảng một tuần sẽ thấy rêu mọc lên.
Cũng có thể lấy Địa tiễn Riccia, thường gặp ở nơi ẩm ướt (nền gạch , mặt đất ẩm gần miện giếng hoặc chậu kiểng), là những phiến dẹp màu lục mọc kết hợp lên nhau để lấp kín mặt đất trong chậu.
Trừ một vài loài dương xỉ nhỏ hoặc một ít loài cỏ nhỏ như Mao đài lá nhỏ hay còn gọi là cỏ chân chim ( Piea microphylla),
hoặc cỏ Úc châu (Zoysia)… có thể trồng dưới cây Bonsai để tạo ấn tượng một đồng cỏ. Tuyệt đối tránh đừng để cỏ dại mọc trong chậu Bonsai.
Tốt nhất nên dùng rêu, vì rêu có những căn trạng (tương tự như rễ nhưng rất mịn) mọc cạn nên không làm xáo trộn hoặc cạnh tranh dưỡng chất với rễ cây Bonsai, trái lại chúng còn giữ ẩm cho đất. Lúc tưới nước chúng giữ cho đất không bị cuốn trôi, hấp thu nước và giữ nước lâu hơn, có lợi cho cây Bonsai nhất là lúc thời tiết nóng. Tuy vậy không được thả trôi, phó mặc cho nó phát triển quá dày đặc sẽ tạo thành một lớp chắn trên mặt chậu, khiến cho nước tưới bị giữ ở lớp rêu mà không xuống được phần đất bên dưới, và như vậy cây sẽ bị héo vì thiếu nước mặc dù ta vẫn tưới hàng ngày. Vì vậy không nên quá say sưa vui mừng khi thấy rêu phát triển sum suê mà trái lại thỉnh thoảng phải tỉa bớt đi những cụm rêu nhỏ, những chòm rêu còn lại sẽ mau chóng phủ kín trở lại.
Để loại bỏ khuyết điểm trên của rêu người ta có thể dùng cát để phủ bề mặt của chậu. Cát, đặc biệt lý thú vì nó có nhiều kích cỡ và nhiều màu sắc. Thông thường người ta dùng loại đá cẩm thạch ( đá ốp lát) nghiền nhỏ sẽ cho ta những hạt cát đủ cỡ và đủ màu. Việc sử dụng mỗi loại sẽ đem lại hiệu quả khác nhau . Trong trường hợp muốn tăng sự tương phản thì cát trắng đặc biệt tốt: cát trắng tạo nên bối cảnh đẹp cho màu xanh của cây Tùng, Vạn niên thanh, La hán… làm nổi bật một cách mạnh mẽ màu sắc của hoa thơm ổi, hoa giấy…mất tác dụng với cây có màu trắng như Mai chiếu thủy và dĩ nhiên nếu chậu cũng màu trắng thì càng trở nên nặng nề, lố bịch. Như thế lớp phủ , rêu hay cát trên mặt chậu cũng liên quan đến màu sắc của chậu.
Bài viết liên quan
- Cách trồng và chăm sóc cây bàng đài loan đúng cách
- 10 loại cây cảnh được NASA đánh giá giúp thanh lọc không khí cực tốt trong nhà bạn
- Cây Kiri, “Siêu cây” cứu tinh cho thế giới trước nạn ô nhiễm môi trường
- Những loại cây nên trồng tại các đô thị ở Việt Nam
- Cây xanh đô thị Việt Nam quá thấp so với tiêu chuẩn thế giới
- Muốn không khí trong nhà không bị ô nhiễm, bạn hãy trồng 10 loại cây này
- Những loài cây không nên trồng tại sân vườn
- Danh sách các cây hoa độc câm không nên trồng trong khuôn viên nhà, trường học
- Số với một số hình ảnh cây Thủy tùng to nhất thế giới